MÒN CỔ CHÂN RĂNG DO ĐÂU?

 

Mòn răng là nguyên nhân chính gây phá hủy mô răng. Các răng bị mòn ở mặt nhai hay cổ răng gây nên hiện tượng buốt răng, tổn thương lợi, viêm nha chu, dần đến tụt lợi, lung lay và mất răng. Triệu chứng chung thường gặp là đau buốt khi ăn lạnh, nóng hoặc chua, ngọt; nặng hơn có thể gây viêm tủy, tủy hoại tử và viêm quanh chóp răng. Vậy mòn cổ chân răng do đâu, và xử lý như thế nào hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

 



  • Những nguyên nhân chủ yếu gây mòn cổ chân răng:

 

–  Mòn răng cơ học do nghiến răng, chải răng quá mức, không đúng cách… và mòn răng hóa học là do một số thói quen ăn uống gây nên.
– Nguyên nhân phổ biến nhất trong các trường hợp mòn trầm trọng của mặt trong răng cửa trên do dịch vị xuất hiện nhiều trong khoang miệng, làm môi trường pH trong miệng luôn có tính axít.
– Ăn trái cây có vị chua cũng có thể gây mòn răng ở mặt ngoài răng cửa trên. Công nhân làm việc tại các xí nghiệp thường xuyên tiếp xúc với hơi và bụi nước có tính axít thường bị mòn các răng cửa.
– Coca cola, nước cam và nước khoáng là những loại nước uống có tính axít (pH thấp) làm gia tăng độ mòn của răng

 

  • Vậy, mòn cổ răng phải xử lý như thế nào?

 

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng mòn cổ chân răng ở mỗi khách hàng mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị phù hợp.

– Hàn, trám lại cổ chân răng bị mòn: Đây là phương pháp áp dụng trong trường hợp cổ chân răng mòn ở mức độ nhẹ chưa tới tủy. Chất liệu hàn trám mòn cổ răng thường là Ximăng silicat, GlassIonnomer Cement và Composite.



– Bọc răng sứ: Đây là phương pháp được bác sĩ chỉ định cuối cùng khi tình trạng mòn cổ răng ở mức độ nạng, gây viêm tủy, vì thế cần phải điều trị tủy và bọc răng sứ bên ngoài thì mới có thể giữ được răng

 

 

  • Và, cách phòng ngừa mòn cổ chân răng như thế nào?

 

 

Để bảo vệ răng miệng, tránh hiện tượng mòn cổ răng, chúng ta cần có một chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày hiệu quả, đúng phương pháp:


– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, không chải răng quá mạnh.



– Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor.


– Sau khi đánh răng, nhổ phần còn lại của kem đánh răng và không cần phải súc miệng. Nếu muốn súc miệng, nên bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên răng, tác dụng của fluor sẽ hiệu quả trên răng.



– Ngay sau khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống có chứa axit, súc miệng bằng nước, sữa hoặc nước súc miệng có chứa fluor.



– Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn.

– Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit. Hạn chế thức uống có chứa axit trong bữa ăn.