1.Không lấy cao răng có làm sao không?

Sự tồn tại cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và tổ chức quanh răng. Cao răng chính là ổ tập kết của vi khuẩn gây bệnh như viêm lợi, đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng có thể gây viêm quanh răng dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể lung lay và rụng răng, ngoài ra cao răng còn là yếu tố gây nên viêm tủy ngược dòng.




  2. Làm sao để biết tôi có cao răng hay không?

Hầu như ai cũng có cao răng, trước đây khi kinh tế còn khó khăn, dịch vụ y tế còn yếu người dân không đi lấy cao răng thường xuyên nên mắc nhiều bệnh về răng miệng, đặc biệt là rụng răng sớm, đến nỗi coi rụng răng là 1 dấu hiệu đương nhiên của tuổi già. Thực tế răng vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng, lấy cao răng định kỳ thì rất chắc chắn và khó rụng. Để biết mình có cao răng không bạn hãy nhìn vào gương xem trên răng có những cặn cứng màu vàng, đen, nâu lởm chởm, đặc biệt tại vùng cổ răng hay không. Nếu có là bạn đang tồn tại cao răng chưa được làm sạch

 3.Lấy cao răng có phải là cạo men răng không? Có hại không?

Nhiều bệnh nhân đến với Nha Khoa Bảo Châu trong khi lấy cao răng thấy có những mảng vỡ xù xì, màu nâu từ răng rơi ra. Hốt hoảng hỏi đó có phải là men răng rơi ra không, có phải đang cạo men răng không. Thực tế nguyên tắc của đầu lấy cao là siêu âm, rung nhẹ trên bề mặt răng để lấy đi mảng bám có hại. Hoàn toàn không phải là cạo men. Men răng là mô cứng nhất cơ thể muốn lấy đi phải dùng tay khoan nhanh với tốc độ lớn. đầu lấy cao siêu âm không gây bất cứ tác hại nào cho chân răng.

 4. Tôi đi lấy cao răng về xong bị ê răng, tại sao vậy, tôi có nên tiếp tục đi lấy định kỳ nữa không?

Nếu bạn chưa bao giờ đi lấy cao răng, hoặc để cao răng bám quá nhiều sẽ làm răng bị tụt lợi, lộ lớp cement chân răng. Cao răng tiếp tục bao phủ dày đặc bề mặt chân răng này cho đến khi gây hại rụng răng. Vì chân răng bị phủ bởi cao răng nên khi lấy đi sẽ có cảm giác ê buốt. Tuy nhiên nếu không lấy sẽ còn có hại hơn cho sức khỏe. vậy nên tình trạng ê buốt này có thể coi là bình thường, lời khuyên cho bạn là sau khi lấy cao răng lần đầu nên sử dụng các loại kem đánh răng chống ê buốt, chải răng dọc đúng cách và tiếp túc duy trì thói quen LCR định kỳ. Khi đã quen thì cảm giác ê buốt sẽ biến mất. Hoặc nếu bạn không có cao răng nhiều thì hoàn toàn không ê buốt.
Kết quả hình ảnh cho bà bầu có được lấy cao răng

 5.Có phải sau khi lấy cao răng xong thì cao răng sẽ bám nhanh hơn không?

Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề này, tuy nhiên đây là nhận thức hoàn toàn phản khoa học. Như các bạn biết quy trình hình thành cao răng à Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu màng này không được loại bỏ, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, hình thành mảng bám. Lúc mảng bám còn mềm, chúng ta có thể làm sạch bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Trái lại, khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm trong mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh... thì mảng bám trở nên cứng và gọi là cao răng. Vì vậy dù bạn chủ động lấy cao răng hay không thì nó vẫn hình thành một cách tự nhiên và gây hại. Thực hiện LCR định kỳ là cách tốt nhất, rẻ nhất, đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng

6. Bà bầu có nên lấy cao răng không

Trường hợp  cao răng của bạn quá nhiều, nhất là trong giai đoạn thai kỳ, cao răng càng dễ tăng nhiều hơn do sự thay đổi của hoocmon. Nếu cao răng mà không không được lấy bỏ thì sẽ ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Lấy cao răng đúng thời điểm chính là cách tốt nhất để bảo vệ bà mẹ đang mang thai và cả thai nhi.

Thời gian đầu, khi thai vẫn còn yếu và đang trong giai đoạn phát triển các cơ quan trong cơ thể nên rất nhạy cảm. Bạn nên tránh 3 tháng đầu. 3 tháng cuối thai nhi lớn, nặng nề, chèn ép làm bà bầu khó chịu, việc nằm ngồi đi lại lấy cao răng sẽ vất vả, nên đây cũng chưa phải thời điểm tốt để lấy cao răng, mặc dù thai nhi lúc này tương đối ổn định và khỏe mạnh.

3 tháng giữa là thời điểm tốt nhất cho việc lấy cao răng, thai còn nhẹ, thời gian này thai khá ổn định, đủ khỏe mạnh và mẹ cũng dễ chịu khi lấy cao răng. Như vậy chỉ cần băn khoăn việc mang thai có nên lấy cao răng vào những tháng đầu và tháng cuối cùng của thai kỳ. Bác sỹ se cân nhắc bạn có nên lấy cao răng hay không?

Bác sỹ Nha khoa Bảo Châu khuyên bà bầu nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe răng miệng trong thai kỳ, vì những thay đổi của hoocmon dễ khiến nảy sinh những triệu chứng như sưng nướu, chảy máu chân răng,… Chải răng đúng cách, đủ số lần và đúng kỹ thuật để răng miệng luôn sạch sẽ, tránh mảng bám gây cao răng.

Hãy yên tâm và trải nghiệm dịch vụ lấy cao răng không đau tại Nha Khoa Bảo Châu như đi masage răng miệng. Chúng tôi cam kết hoàn tiền nếu khách hàng thấy đau và không thoải mái!